tháng 5 17, 2008

Trang Thân Hữu : CHU VƯƠNG MIỆN viết về TRẦN HUY SAO






Sinh tại Đà Lạt .
Nguyên quán Quảng Điền – Bác Vọng Tây Huế.
Tác phẩm đã xuất bản :
- Hồn Á Đông [Thơ , cơ Sở Thi Văn Sao Dị Hình 1964.
- Nhánh Rong Phiêu [ Thơ, 1999 ]
- Xóm Đình Đa Cát [ tuyển tập thơ văn, 2000 ]
- Chỉ Còn Thơ Ở Lại [ Thơ, 2002 ]

[*]

” …Có người cho rằng , Văn Học Hải Ngoại nói chung và Thi ca nói riêng , là một nền Văn Học Miền Nam nối dài . Nhận xét này theo tôi có lý . Không phải vì thi ca Hải Ngoại thiếu cách mạng tính , trào lưu tính, mặc dù ở Hải Ngoại là môi trường dễ dàng cho sự xâm nhập những cái mới nhất của văn chương . Nhưng theo tôi, bởi chúng ta cũng chưa nói hết những điều chúng ta muốn nói, viết hết những gì chúng ta muốn viết , chưa trọn vẹn với lịch sử , và nhất là chúng ta vẫn còn rất nhiều hoài niệm cần phải giữ gìn ., những vềt thương chưa kín miệng , những nỗi mất mát vẫn chưa tìm lại được . Và tôi đã tìm thấy những điều này trong Nhánh Rong Phiêu của Trần Huy Sao.
[Tựa của Trần Hoài Thư]

Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam nhuộm núi Hồng
bạn về theo bạn đào núi ngăn sông
những dòng suối nhỏ theo sông về với biển
để đồi hoang lại trong nắng trong mưa
để người dân khổ như đất kia cằn khô
[Người đi xây hồ kẻ gỗ –nhạc Phan Huỳnh Điểu]

Quê hương mình đẹp quá , nỡ bỏ đi sao ? mà đi cho đành ? mà đành quên sao ? Ơi Buôn Mê Thuột, từ Ninh Hòa đi khoảng 70 cây số đến đèo Khánh Dương . rồi đi tiếp vào thành phố Daklak lấy nhà thờ Chánh Tòa làm trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Đi thẳng khoảng 1 cây số rưỡi qua Tòa hành chánh tỉnh rồi đến Biệt Điện của Cựu Hoàng Bảo Đại[ bây giờ không còn Cựu Hoàng nữa nhưng còn người em nuôi [ là đồng chí Bảo Vệ] . Đi về phía bên trái là đi vào Buôn Ky. Dọc theo hai bên đường là những dẫy đồn diền cà phê , trong toàn cà phê, rabica, robusta, netchi .

Hoa trắng y như hoa trà và những đêm trăng sáng đi qua ngát như hương nhài .Nếu từ dinh Bảo Đại đi thẳng thì đến tòa đại biểu chính phủ rồi đến buôn A Lê A [ buôn A lê B]. Hồ Lăk. Phía sau lưng Biệt Điện đi một đoạn nữa qua suối Đốc Học thì vào chợ Buôn Ma Thuột, ngay đường Y Jút đi chút nữa là đường Ama Trang Long. Nhà thờ chính Tòa đi ngược lại khoảng 300 m thì đến quán La Sourie Blanch , quán bán rượu cho Tây đồn điền , thường cởi mô tô, áo da dính đầy bụi đỏ.

“ Tôi không hề biết thôn Thiện Chí nằm ở đâu trên dải đất Việt Nam bao la và đầy khổ nạn của chúng ta. Tôi cũng không nhớ đã từng dừng chân ở Bến Cạn lần nào trong hàng trăm bến đời mà tơi đã trôi qua . Nhưng điều đó không quan trọng , Bến Cạn của Trần Huy Sao . Chợ Vạn của tôi . Phong Điền của một độc giả Cần Thơ nào đó, rồi cũng giống nhau thôi. Chắc chắn quí độc giả cũng như tôi đều nhận ra ngay trong ký ức mình một mảnh đất thân thương vô cùng . Ở đó có cậu bé Trần Huy Sao , cậu bé Trần Hoài Thư , cậu bé Trần Trung Đạo hay mỗi chúng ta khi còn là những cô bé, cậu bé đang ngồi bên bờ sông nhìn mặt trời lịm dần từ dẫy núi xa xa . Quê hương mình quá đẹp , quá khổ đau và đấy khổ nạn , phải không quí vị:
Ai trong đời chẳng có một dòng sông
Êm ả gửi lòng mình bao kỷ niệm
Dù dòng sông đời chia hai nhánh
Cũng một trời thương nhớ bến sông quê
[ Bạt của Trần trung Đạo, Boston đầu tháng 5 năm 1999]

Trần Huy Sao có một thời trọ học ở Ban mê Thuột, nhưng lại sống ở xóm Đình Đa cát Đàlạt, và quê hương nơi đó với những kỷ niệm thân thương :

“…Sau Mậu Thân biết tin anh tử trận ở chiến trường cao nguyên , lúc đó tôi cũng xa rời Đà Lạt.
Những bụi Quì Hương hoa vàng rộ nở mùa đông dọc dài theo con con dốc bên hông chùa Linh Quang , chị cũng không quên đến cả cái hố rác bà Sơ sâu hút cuối con dốc chợ chiều và những bụi sim dại mọc đầy dưới chân núi trọc , phủ lấp con đường mòn ngoằn ngoèo dẫn vào thác Cam Ly Hạ .
[ Mưa Giăng Trời Cố Quận, trích Xóm Đình Đa Cát ]

Đất nước từ năm 1945 đã đổi thay , sau 54 lại càng đổi thay , miền Nam miền Bắc , biết bao cuộc đổi dời , biết bao biến chuyển , rồi chiến tranh như như hình với bóng , lẽo đẽo bám mãi vào cái dân tộc nhỏ bé khốn khổ nằm cạnh Thái Bình Dương . Nửa thế kỷ lãnh mọi thứ đạn chả một ngày nào ngơi nghỉ , trên khắp quê hương chả chỗ nào yên lành , toàn dấu bom vết đạn.
thời gian rồi sẽ qua đi
đời người rồi cũng xa đi
chỉ còn thơ ở lại

[Trần Huy Sao]

Trước đó vài chục năm thi sĩ Vũ Hoàng Chương có bài thơ Nguyện Cầu trong đó có câu:
ta còn để lại gì không?
kìa non đá lở này sông cát bồi

[Vũ Hoàng Chương]

Và trước đó hơn 100 năm Nguyễn Công Trứ cũng có câu:
đã sinh ra ở trong trời đất
phải có danh gì với núi sông

[Nguyễn Công Trứ ]

Phước cho kẻ nào không biết Thiên Chúa mà tin[Kinh Thánh] cái mơ ước của mọi người [không phải chỉ có văn nghệ sĩ] ai cũng muốn mình có một cái gì để lại cho hậu thế , Tuy nhiên [cái để lại] có cái cần , có cái không cần , có những ngưoì coi cuộc đời như một trò chơi trò hề không tha thiết chi lắm , nhưng khi nằm xuống thì lại để lại quá nhiều , như thi hào Tản Đà , Tú Xương biết bao cái hay và kèm theo cũng rất nhiều cái dở . có lắm người tài hoa chả ai biết tới dồn vào một dòng sông lặng lẽ trôi đi .

Mơ ước thì ai cũng mơ ước , nói theo Gogal :” Có lẽ tên tôi sau này sướng hơn tôi bây giờ “ và cũng rất lấy làm vui . Rất tình người . Và cầu mong thi sĩ Trần Huy Sao trước khi lên đường về với cát bụi , sẽ để lại nơi cõi trần tục này một cái gì? là những bài thơ kèm theo dưới đây.

CHU VƯƠNG MIỆN

[*]
Phần trích Thơ.[Tháng Sáu Tình Yêu Ơi, Từ Xa Gặp Lại, Chỉ Là Giấc Mơ Thôi ]

Không có nhận xét nào: