GIỮA HAI BỜ HƯ THỰC, tập truyện ngắn, Hiên Trăng 2008.
Tác giả Quyên
Trần
gồm những truyện ngắn, rất ngắn
viết về cuộc sống đời thường .
Tác giả hiện định cư tại San Diego,
Cali, Hoa Kỳ
Mỗi khi mẹ "trưng cầu dân ý" nấu món gì ăn, ba hay
cười xoa bụng soạn lại câu cũ, "Mì Quảng hỉ.?". Ngày trước, cả nhà đã
mê món mì Quảng, mỗi nơi có cái ngon đặc trưng riêng nhưng có lẽ tôi nhớ nhất
vẫn là quán mì Quảng của bà Hai Ân. Bà là người Quảng chính gốc nên không phải
thắc mắc vì sao bà nấu mì ngon. Cái quán lụp xụp nhưng lúc nào cũng đông khách.
Đứng chờ tới lượt mình sao mà lâu kinh khủng. Cái kiểu bà cơi cơi rổ mì, nhón chút
rau, dùng dằng bỏ ra bớt rồi thêm vào, rồi khỏa nồi nước sao mà bực mình quá
chừng. Có lỡ nhăn nhó, bà giận biểu, "Thì rài rài chớ!"
Tô mì của bà
thường chỉ ăn lấy hương lấy hoa thôi vì ăn hết một tô vẫn còn thòm thèm. Sau
này tôi cũng có đặt giả thuyết chắc ngày xưa thiếu đói, có húp nước cháo cũng
thấy ngon như canh đồ biển với vi cá mập. Mỗi lần mẹ nấu mì, thường khen mì của
mẹ nấu giống như bà Hai. Thật ra, không thể so sánh như vậy được, chỉ lấy
"tiêu chuẩn" bà Hai làm mốc để khen vì nếu đặt thương hiệu, phải đặt
là "Mì Quảng mụ Mười". Đi đâu
tôi cũng "quảng cáo" mì Quảng mẹ nấu nên mỗi lần có dịp gặp gỡ bạn
bè, sinh nhật, hay mè nheo mẹ nấu mì.
Tiết thu lành lạnh, làm một tô mì, thấy cả trời Đà Lạt trong
mắt.
Tôi vốn thích lót rau dưới mì, chan nước xâm xấp, thêm chút ớt xào, chút đậu phụng, bỏ thêm bánh tráng bẻ nhỏ, thêm nhiều nhiều rau tía tô, vài cọng rau răm làm tăng mùi nhân củ sắn và tôm khô.
Thịt ba chỉ mẹ luộc chín, bỏ vào miệng là tan rượi. Sợi mì vì ở đây không có lò làm bánh tươi nên mẹ phải luộc mì sợi khô rồi trụng vào nước nghệ cho có màu vàng tươi. Sợi mì vẫn mềm và vàng óng. Có nơi còn bỏ cả giò hay sườn heo, tôi thì không thích vậy, càng đơn giản, càng thấm !. Rau thì mẹ hay dùng loại bắp thay vì dùng xà lách, xắt nhỏ, bỏ dưới mì nên khi chan nước vào, rau vừa được trụng sơ, ăn vẫn còn giòn.
Nói tới đây thì nước miếng mẹ, nước miếng con chảy tùm lum rồi.
Tôi vốn thích lót rau dưới mì, chan nước xâm xấp, thêm chút ớt xào, chút đậu phụng, bỏ thêm bánh tráng bẻ nhỏ, thêm nhiều nhiều rau tía tô, vài cọng rau răm làm tăng mùi nhân củ sắn và tôm khô.
Thịt ba chỉ mẹ luộc chín, bỏ vào miệng là tan rượi. Sợi mì vì ở đây không có lò làm bánh tươi nên mẹ phải luộc mì sợi khô rồi trụng vào nước nghệ cho có màu vàng tươi. Sợi mì vẫn mềm và vàng óng. Có nơi còn bỏ cả giò hay sườn heo, tôi thì không thích vậy, càng đơn giản, càng thấm !. Rau thì mẹ hay dùng loại bắp thay vì dùng xà lách, xắt nhỏ, bỏ dưới mì nên khi chan nước vào, rau vừa được trụng sơ, ăn vẫn còn giòn.
Nói tới đây thì nước miếng mẹ, nước miếng con chảy tùm lum rồi.
Mụ Mười ơi, cho con một
tô đặc biệt hỉ.!!!
Sunday,16/09/2007
Anh Hai gởi tặng mẹ cái iPod và mọi
chuyện bắt đầu.
Một ngày, mẹ chạy vội vã vào phòng em Đào, hỏi lớn: "Con ơi, sao mẹ bấm cái nút này hoài mà máy không chạy?" Ba và anh nhà hốt hoảng lao vào, "Chuyện gì? Chuyện gì mà la lớn vậy?" Thì ra mẹ vẫn còn đeo cái headphones trên tai nên khi nói chuyện ngỡ là nói bình thường nhưng thật ra thì đang hét to hết cỡ. Nghe qua tưởng như đang quát tháo ai đó.
Một ngày, mẹ chạy vội vã vào phòng em Đào, hỏi lớn: "Con ơi, sao mẹ bấm cái nút này hoài mà máy không chạy?" Ba và anh nhà hốt hoảng lao vào, "Chuyện gì? Chuyện gì mà la lớn vậy?" Thì ra mẹ vẫn còn đeo cái headphones trên tai nên khi nói chuyện ngỡ là nói bình thường nhưng thật ra thì đang hét to hết cỡ. Nghe qua tưởng như đang quát tháo ai đó.
Ngày khác, tôi đang ngồi đánh đánh gõ gõ
trên office của mình, mẹ thò đầu vào, hỏi: "Con có gì "cháp"
(ăn) không?" Hẳn bạn đồng nghiệp nghĩ tôi phải làm gì nên tội lắm nên sáng
sớm đã bị mẹ thò đầu vào mắng rồi. Cứ cái đà này cũng xảy ra chuyện lớn vì gặp
ai mẹ cũng quát tháo như thế này.
Hôm qua lúc ăn cơm, tôi hỏi
mẹ, "Hôm qua mẹ đi chợ mua được cái gì không?" Thấy mẹ tròn mắt nhìn,
tôi lặp lại câu hỏi. Mẹ gật đầu có vẻ hiểu biết, hỏi lại tôi, " À, con
muốn qua bên kia ngồi hả ?”
Lỗi tại cái iPod. Ờ, mà không biết mẹ
nghe nhạc gì mà nghễnh ngãng vậy không biết?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét