tháng 5 05, 2017

Chân Dung Cô Ba Quyên



Ngày đó, cô vì lòng tự trọng không thèm chịu những cảnh kèn cựa tranh giành trái tai gai mắt nên đã dứt khoát ra đi, không ưng nồi cơm, từng đã mười năm tận tình gắn bó. Rất thơm dẽo.

mới mừng hai-mươi-năm. quá giang vùng đất mới. con cháu về đông ơi. vui cười không kể xiết. nay nghe con mất việc. ta chết tiệt nỗi vui. nỗi buồn rớt cái đụi. tưởng hết hồn hoảng hồn.cứ như màn ảnh rộ. hôm qua vui bắp nổ. hôm nay buồn cơm thiu. vui nhiều thì thấy thiếu. buồn nhiều lại thấy dư. cứ biết đủ là đủ. dư thiếu chi thêm phiền. cứ đứng ngồi bên hiên. cha con cười đã điếu. có thiếu đâu mà thiếu. có dư đâu mà dư. chỉ vẫn là vừa đủ. buồn vui chia sớt nhau. vui nhiều cũng hóa đau. buồn nhiều cũng sanh bệnh. ta giờ tri thiên mệnh. đạt cảnh giới nhị nguyên. có đi thì có đến. có tìm thì có gặp. có còn thì có mất. có buồn thì có vui. có sông thì có núi. có sinh thì có diệt. có việc rồi không việc. bình thường như chuyện thường. hai-mươi-năm lửa nướng. con dư sức qua cầu. ta thiệt tình không giấu. buồn vui chia nghen con…
Hiên Trăng 14/07/2014

Cô ra hồ Mirama Lake chạy bộ hàng ngày. Ba cũng ra hồ, không chạy, nhưng đi theo dáng vẽ người đã hồi hưu nhàn tản không vướng bận chuyện đời. Hai cha con thường giáp mặt nhau, cười, nói vài câu thăm hỏi các cháu rồi đường ai nấy chạy nấy đi. Tính cô độc lập, kiên cường nên chi cô một vòng quanh hồ, là chuyện nhỏ. Ba thì nhàn tản vô vi, chuyện thế gian đã từng, nên không vướng bận cứ để cho ngày tháng qua trong bình thản nhẹ nhàng. Chỉ mai-rưởi-về-rưởi-mai. Tổng cộng là ba-mai so với đường vòng quanh hồ là năm-mai.  
Nhưng, nếu, mà ai có hỏi là vừa đi vừa giữ dáng suy tư không thấy thở hít khí công như mọi ngày, là tại làm sao mới ra cớ sự làm vậy?. Câu trả lời rất đời thật đời thường là vì con-gái-rượu  hắn tự quyết  bỏ nồi cơm thơm dẽo, thà nhịn đói. Phận làm Cha nghe con không còn có gạo vo cho nồi cơm chín, nên, khó nín nỗi boăn khoăn bâng khuâng.  Ở xứ người thực tiễn, câu chữ “có thực mới vực được Đạo” hồi thuở giờ thường ngẫm nghĩ [ Đạo gì gì thì đang, chưa tìm ra thấu đáo, chưa truy tầm chưa đặng rỏ lẽ trắng đen]. Chỉ thấp kém suy tư bâng khuâng quanh quẩn rất một chữ, riêng nghỉa. Đạo[là đường].
Ở vùng đất hơn thua quyết liệt hung tàn[nhẫn,nhịn] . Đạo vốn đơn thuần trắng trơn là đường đi tìm tới sống còn. Có sống mới có còn. Đạo ở chốn này không nhang đèn nguyện cầu mọi điều may mắn. Chỉ là một đường như cô Ba đã từng đi theo Ba trên chặng, đơn thuần, là đường(đạo) bỏ quê hương, ly xứ...
Chuyện xưa nhắc lại chỉ thêm buồn. Giờ cô đã thật sự trưởng thành, quên đi, ngày tháng  Ba nắm tay cô rụt rè tới vùng Đất Hứa.
Với lại, ngày tháng lần lựa thêm nhiều rồi qua, giờ Ba đã là ông-về-hưu. Ngồi một chỗ ngó nhìn nhiều chỗ. Thấy cô Ba Quyên vẫn giữ đạo(đường)đi tới chỗ cô ưng. Vậy là vui rồi.
Gần chín tháng đi quanh hồ cô mới tìm và chọn được con đường cô đi. Còn nhớ, cách hai năm, sau đi-mai-rưởi-về-rưởi-mai, ngồi lặng ngắm mặt hồ yên ắng đàn vịt thì ồn ào bắng nhắng giành mồi. Ba biết con đang bận bịu cuộc sống và sẽ không ra hồ một vòng như mọi ngày nữa. Con đang hối hả đi trên con đường mình chọn mới tình riêng có mấy câu Thơ(thẩn). sáng nay cô không chạy bộ. lo chạy xe đến chỗ làm. có nhờ ta ra hồ nhắn. là cô đang chạy nồi cơm...
Ông-về-hưu, từ đó, một mình cắm cúi riêng mình trên đoạn đường chừng mực, không dài hơn ba mai, nhưng lòng thì trải dài tới tận nhiều mai cô Ba Quyên giờ đang đi chặng đường cơm áo. Nói thiệt lòng. Gặp nhau hàng ngày trên chặng đường mổi sáng quanh hồ tuy có vui mà không vui trọn. Vẫn có chút gì níu vói áo cơm khiến, đôi khi, vấp mổi bước chân. Giờ cô bận đi trên con đường cô tự chọn, thì cứ việc đi thôi. Không gặp nhau hàng ngày nhưng gặp nhau mổi cuối tuần là vui rồi. Cơm-áo-gạo-tiền là đường dài khởi đầu níu vói  những ngày tháng cha con mình bơ vơ qua vùng Đất Hứa. Đã từng qua, từng vượt, từng chọn những đọan đường vượt khó để có được ngày hôm nay. Cô cá tính độc lập kiên cường từng đã bao năm vẫn tự chọn đường mình đi không ưng không chịu những kèn cựa tranh giành gièm pha đố kỵ...Thà mất nồi cơm không để mất ý hướng đời mình. Hồi dắt díu cả gia đình ra đi, Ba cũng cùng tâm trạng, có điều, không chỉ là trốn nồi cơm độn mà tìm đạo(đường)cho mấy đứa con mình bươn tới. Nói chùm hum mớ ngọn riêng nhau là cũng một con đường(đạo). Nói dài thêm trên dặm đường trường trải từng đói tới no, là các con, không riêng gì cô ba Quyên(rất)giống Ba. Phải trái phân miên đâu đó gọn gàng không ba phải ba rọi chi trơn. Một thời đói cơm lạt muối giờ tìm no cơm mặn thịt không được sao?. Cứ trung thực nói ra lòng trung thực.
Hôm bữa đông vui sinh nhật Mẹ, cô nói là ngày mai, lại bước qua, đi qua  con đường khác. Cuối tháng Tư, ngày đầu tháng Năm là nhận việc. Thiệt sao mà trùng hợp ngày, tháng, cách đâyhai năm trước cô nhận việc mới rồi giờ bỏ việc mới(hai năm xưa) nhận việc mới(toanh năm này) . Là(thêm nữa) có thêm con đường nữa trong chặng đường đời bương chải. Cô tự chọn nồi cơm này qua nồi cơm khác là chuyện đời riêng tư Ba đâu còn quyền quyết định. Tre trở dáng tra rồi!. Nên im lời lặng tiếng mà thè thẹ mừng cho con vững vàng trên con đường tự chọn. Chúc mừng. Chúc mừng. Nâng ly chạm nhau, chỉ, nghe cái “cốc”.
Là bình thường hai cái cốc  chạm  nhau nghe cái “cốc”, vậy thôi !. Sâu đậm thì Ba lại thầm  nghĩ chắc có điều gì không ưng không thích mới chọn con đường khác mà đi, phải lời vậy không cô(ba Quyên) ?.
Nếu có điều gì không ưng không thích thì cứ tự mình lựa chọn đường mình đi. Ba cũng ưng. Cứ tự dấn thân cho thỏa dặm trường. Ba không tham dự đời con, chỉ sẵn lòng chia vui sớt buồn vậy thôi, con-gái-rượu !!!
Giờ ông-về-hưu, ngồi ngó mông lung tung, viết(không lách) chuyện đời thường !. Được biết, con đường mới con đi có phần thoải mái và rất ưng lòng nên không thể không quên nhắc khéo câu chữ tìm nhau kéo về tản mạn cho buồn vui đâu ra đó.
Ngày tháng vui thú điền viên mà !. Không làm biếng thì làm thinh. Không làm thinh thì làm Thơ(lấn qua tập làm văn).
Tháng Năm, ngồi dưới hiên trăng không biếng, không thinh, không thơ, thì làm văn.
Mà cũng chỉ là tản mạn chuyện đời thường, rất đời thường, thôi mà !.

 viết dưới hiên trăng 01/05/2017

Không có nhận xét nào: