…tóc xanh đã chớm bạc nhàu nhớ thương…
Từ xa, tôi đã thấy dáng Dì ngồi ở góc ngã ba
dưới trụ điện đường. Chỗ ngồi đó không bao giờ xê dịch cho dù trời nắng hay
mưa. Có hôm trời nổi gió, lạnh se da, chỗ ngồi đó vẫn cứ không hề thay đổi. Vẫn
chiếc đòn gánh để ngang sau lưng. Chiếc ghế đẩu Dì ngồi. Hai chiếc thúng phủ
giấy dầu xanh và cái trẹt nhỏ trước mặt bày những trái ổi chờ bán cho khách qua
đường. Dì ngồi yên lặng trầm ngâm, không thấy bao giờ Dì mời mọc chào đón
khách. Cả những khi người đến mua đông, Dì vẫn cứ chậm rải, từ tốn. Khách hàng
quen thuộc của Dì là đám học trò của Trường Tiểu học Xuân An nằm mé bên kia
đường. Giờ ra chơi hoặc lúc tan học Dì bận bịu với đám học trò không hề rảnh
tay. Cả đám bu lại lau nhau cãi vả, lựa trái này bỏ trái kia, giành qua giựt
lại ồn ào. Khi cả đám học trò kéo nhau đi gánh ổi của Dì trở nên bừa bộn. Dì
nhẫn nại sắp xếp lại từng trái vào cái trẹt nhỏ, quơ lượm từng trái ổi vung vãi
xuống hè đường. Gọn gàng đâu đó rồi, Dì thong thả lấy cái khăn từ trong thúng
cẩn thận lau từng trái. Dì biết chắc là số ổi vừa bán đi, trong đó, có một số thất
thoát từ những bàn tay không lương thiện. Vậy mà tôi chưa nghe Dì phàn nàn về
chuyện này. Có lần tôi nói với Dì :
- Hồi nãy con thấy có mấy đứa lựa ổi rồi bỏ đi không trả tiền cho Dì
Dì cười, hàm răng đen láng đều đặn
- Làm răng mà tránh khỏi, con.
Rồi Dì vuốt đầu tôi, dịu dàng :
- Con đừng bao giờ làm chuyện nớ. Xấu lắm
Dì kéo tôi vô lòng, vỗ vỗ trên lưng tôi, nói nhỏ : “Tội nghiệp. Tội nghiệp cho con quá !”.
- Hồi nãy con thấy có mấy đứa lựa ổi rồi bỏ đi không trả tiền cho Dì
Dì cười, hàm răng đen láng đều đặn
- Làm răng mà tránh khỏi, con.
Rồi Dì vuốt đầu tôi, dịu dàng :
- Con đừng bao giờ làm chuyện nớ. Xấu lắm
Dì kéo tôi vô lòng, vỗ vỗ trên lưng tôi, nói nhỏ : “Tội nghiệp. Tội nghiệp cho con quá !”.
Nước mắt Dì rớt xuống cái đầu trọc của tôi nóng ấm.
Những lúc đó, có khi tôi khóc theo Dì. Có khi tôi quàng tay ôm lấy Dì rồi dụi đầu vô ngực Dì
nũng nịu. Tôi nghe rõ tiếng đập của trái tim và hơi ấm lan tỏa trên từng
vùng da mặt. Một cảm giác êm ái bình yên tràn ngập trong lòng tôi. Hai Dì cháu
cứ ngồi yên như vậy và Dì thường kể chuyện về Mẹ tôi. Người Mẹ mà tôi chưa hề
biết mặt, chỉ nhìn qua tấm ảnh thờ.
Tôi không còn Mẹ khi tôi vừa mới sinh ra vỏn vẹn chỉ có ba ngày. Sau này, nghe mọi người nói lại, Mẹ tôi mất vì sót nhau. Tôi không biết rõ về điều đó. Duy có một điều tôi biết chắc là tôi đã là một trẻ mồ côi Mẹ. Năm, tháng tuổi thơ tôi sống nhờ vào tình thương yêu của những người Mẹ cùng xóm. Những người Mẹ đang thời kỳ cho con bú. Tôi biết ơn những người Mẹ đầy lòng nhân từ đó. Các Mẹ đã chia sớt cho tôi những dòng sữa ngọt, đã nuôi tôi vượt qua một chặng tháng, năm dài khát sữa. Khi tôi bắt đầu biết ăn thì Chị tôi, rồi đến Anh tôi, thay nhau chăm sóc đút mớm hàng ngày. Tôi lớn lên, mập mạnh đỏ hồng. Tròn trịa như hột mít. Đôi má phính, hồng hào. Ai gặp tôi cũng thích bẹo má. Sau đó, nhìn tôi một hồi lâu, rồi khóc. Mọi người đều nói tôi con của Trời nuôi. Họ thương cảm hoàn cảnh mồ côi của tôi. Một đưá trẻ mồ côi Mẹ khi chỉ mới ba ngày thì quả là một điều quá thương tâm. Nhất là Dì, Dì là người đã dành nước mắt cho tôi nhiều nhất. Hầu như lúc nào gặp tôi, Dì cũng khóc.
Có khi Dì khóc không cần che giấu.
Có khi Dì âm thầm lặng lẽ lau những dòng nước mắt. Tôi thì ít quan tâm đến điều đó, chỉ nghĩ đến mấy tái ổi của Dì thôi ! Bởi vì, khi nào ghé thăm, Dì cũng dành cho tôi những trái ổi no tròn, ngon nhất mà chính tay Dì chọn. Tôi thì thèm đủ thứ.
Tôi không còn Mẹ khi tôi vừa mới sinh ra vỏn vẹn chỉ có ba ngày. Sau này, nghe mọi người nói lại, Mẹ tôi mất vì sót nhau. Tôi không biết rõ về điều đó. Duy có một điều tôi biết chắc là tôi đã là một trẻ mồ côi Mẹ. Năm, tháng tuổi thơ tôi sống nhờ vào tình thương yêu của những người Mẹ cùng xóm. Những người Mẹ đang thời kỳ cho con bú. Tôi biết ơn những người Mẹ đầy lòng nhân từ đó. Các Mẹ đã chia sớt cho tôi những dòng sữa ngọt, đã nuôi tôi vượt qua một chặng tháng, năm dài khát sữa. Khi tôi bắt đầu biết ăn thì Chị tôi, rồi đến Anh tôi, thay nhau chăm sóc đút mớm hàng ngày. Tôi lớn lên, mập mạnh đỏ hồng. Tròn trịa như hột mít. Đôi má phính, hồng hào. Ai gặp tôi cũng thích bẹo má. Sau đó, nhìn tôi một hồi lâu, rồi khóc. Mọi người đều nói tôi con của Trời nuôi. Họ thương cảm hoàn cảnh mồ côi của tôi. Một đưá trẻ mồ côi Mẹ khi chỉ mới ba ngày thì quả là một điều quá thương tâm. Nhất là Dì, Dì là người đã dành nước mắt cho tôi nhiều nhất. Hầu như lúc nào gặp tôi, Dì cũng khóc.
Có khi Dì khóc không cần che giấu.
Có khi Dì âm thầm lặng lẽ lau những dòng nước mắt. Tôi thì ít quan tâm đến điều đó, chỉ nghĩ đến mấy tái ổi của Dì thôi ! Bởi vì, khi nào ghé thăm, Dì cũng dành cho tôi những trái ổi no tròn, ngon nhất mà chính tay Dì chọn. Tôi thì thèm đủ thứ.
Bụng
lúc nào cũng cảm thấy lưng lửng, chưa no. Tôi có thể ăn bất cứ lúc nào và ăn
món gì cũng được, không hề kén chọn. Sau này, khi lớn lên, thói quen đó vẫn còn
giữ. Mọi người cho là tôi thuộc loại người dễ ăn (hay ăn dễ !). Khôi hài chút,
thì gọi là dễ nuôi !
Dì đi
vào đời tôi lúc nào, tôi cũng không nhớ chính xác khoảng thời gian. Tôi chỉ nhớ
có một lần, in như là vào dịp Tết Nguyên Đán, Cha tôi dẫn tôi đến thăm gia đình
Dì. Nhà Dì ở giữa con dốc xóm Xuân An. Vừa gặp, chưa kịp chào hỏi, Dì đã ôm
chầm lấy tôi. Dượng Tạo, chồng của Dì, đứng bên cạnh vội vàng nhắc nhở :
- Nì,
mình đừng quên bữa ni là Tết đó nghe. Nín khóc. Nín khóc.
Dì không nói
gì, ôm siết lấy tôi. Tôi nghe tiếng khóc cố đè nén của Dì thành những tiếng nấc
nghẹn ngào từng nhịp một. Dì vuốt mãi cái đầu trọc tếu rồi bẹo hai má phính của
tôi đến độ đỏ rần. Miệng Dì luôn xuýt xoa :” Tội nghiệp quá !Tội nghiệp quá
!”.Bữa đó, Dì cho tôi ăn đủ thứ. Nhưng món mà tôi nhớ nhất là món hồng sấy khô
do Dì tự tay làm lấy. Khi ngâm vào nước âm ấm, trái hồng nở ra đều đặn, no
tròn. Ăn có vị béo lại vừa dai vừa ngọt. Tôi cứ ăn hoài không biết chán. Hương
vị đó tôi còn giữ mãi cho đến bây giờ.
Kể từ
sau lần đó, tôi thường qua thăm Dì. Hai Dì cháu ngồi bên nhau ở ngã ba đầu con
dốc, cạnh gánh ổi. Dì kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về Mẹ tôi. Nhờ Dì, tôi
biết nhiều về Mẹ, nhất là quãng đời khi Mẹ tôi đang thời con gái. Thật ra, Dì
không có liên hệ bà con gì với Mẹ tôi cả. Chỉ là bạn gái với nhau, ở cùng chung
một Thôn. Thôn Vỹ Dạ. Sau khi lập gia đình, mỗi người lưu lạc mỗi nơi. Cha tôi,
trong một dịp tình cờ, đã tìm được Dì và lần đến thăm Dì trong dịp Tết là lần
đầu tiên. Dì cứ tiếc mãi là không gặp được Mẹ tôi sớm hơn trong lúc hai chị em
cùng ở chung một thành phố. Niềm tiếc nuối ân hận đó Dì cứ nhắc mãi mỗi khi kể
chuyện về Mẹ tôi. Theo lời Dì, Mẹ tôi là một người con gái rất hiền dịu. Tôi
yêu Mẹ tôi qua những câu chuyện của Dì. Với tôi, Mẹ là một bà Tiên. Cứ mỗi lần
kể chuyện xong, Dì thường khóc, rồi ôm tôi vào lòng. Tôi có một cảm giác thật
bình yên và cứ tưởng tượng như là Mẹ đang ôm tôi. Đang ru tôi ngủ từ những câu
chuyện kể về chốn quê xưa, về một thời con gái của Mẹ với nhiều kỷ niệm đẹp.
Tôi quên đi cảnh sống đời thường đầy dẫy những trống vắng cô đơn. Chỉ khi tiếng
trống của ngôi trường bên kia đường từng tiếng dội báo giờ ra chơi, tôi mới
giật mình ngơ ngác. Dì cũng bắt đầu loay hoay chuẩn bị. Và đám học trò nhỏ bên
kia đường ùa qua, vây quanh gánh ổi của Dì ồn
ào, náo động.
Khi tôi
trở về trên con đường vắng lặng, lòng tôi buồn man mát. Hơi ấm của vòng tay Dì
tan loãng theo không khí lạnh trầm của đất trời Đàlạt. Qua ngã ba Mả Thánh, bao
giờ tôi cũng thường đứng lại, tần ngần nhìn lên khoảng lưng chừng ngọn đồi. Mẹ
tôi nằm trên đó. Những ngôi mộ tròn vun san sát khuất lấp trong những bụi cỏ
tranh và những lùm sim dại. Vẻ hoang lạnh thâm u của ngọn đồi in trên nền trời
xanh và những cơn gió hiu thổi ngược về từ hướng suối Cam Ly. Tôi thầm nghĩ Mẹ
giờ này chắc là lạnh lắm. Và tôi khóc. Cứ mỗi lần thăm Dì trở về qua ngang ngã
ba Mả Thánh, tâm trạng của tôi vẫn cứ đều như vậy.
Khi tôi
bước chân vào bậc Trung học, những lần qua thăm Dì trở về, tôi không còn khóc
nữa. Không phải vì lòng tôi đã cứng rắn hơn đâu!. Chỉ vì tháng, năm dài đã cho
tôi ý nghĩ yên phận của một đứa bé mồ côi. Tôi đã quen dần đi những thiếu vắng
bất hạnh của người không được may mắn là còn có Mẹ. Mỗi lần đến nhà các bạn
học, tôi phải chứng kiến bao cảnh đầm ấm của gia đình bạn. Tôi biết rõ hơn,
người Mẹ là chỗ dựa thân thương, là điểm tựa rất cần thiết trong tình cảm của
những người bạn tôi. Nhìn những hình ảnh đó, tôi cũng thầm ao ước khát khao.
Nhưng tôi nghĩ, mình làm sao có được. Và cứ mỗi lần như vậy, tôi thường cố tình
lãng tránh. Trong lòng tôi dậy lên một cảm giác, không hẳn là buồn. Có một chút
gì đó, ganh tị. Một chút gì đó, ấm ức và tủi thân !
Tuổi
thơ tôi trải qua những năm, tháng buồn thảm. Tôi phải tự lo lấy thân mình. Tôi
cũng hiểu rằng, giá như tôi còn Mẹ, Mẹ tôi sẽ lo lắng hết cho tôi. Nhưng tôi
đâu còn có Mẹ nữa! Tôi phải tự lo lấy cho mình. Tôi không thể đòi hỏi ở anh chị
tôi những điều gì hơn nữa. Bởi vì, xét cho cùng, anh chị tôi cũng như tôi, cũng
là những trẻ mồ côi Mẹ. Có nhiều lần, tôi và anh Hảo, người anh thứ hai của
tôi, thường lên ngồi bên cạnh mộ Mẹ và khóc. Trong trí tưởng tượng thơ ngây của
tôi, tôi nghĩ là Mẹ sẽ rất cảm động và sẽ hiện về ngồi bên cạnh chúng tôi, như
là câu chuyện “Phạm Công Cúc Hoa” mà tôi đã được đọc. Theo như trong
truyện, khi hai chị em Nghi Xuân Tấn Lực lên mộ Mẹ ngồi khóc ( cũng như hai anh
em tôi đang ngồi khóc ) thì người mẹ là Cúc Hoa hiện về an ủi, vỗ về và hình
như có bắt chí cho hai đứa con mình. Nếu Mẹ tôi có hiện về, Mẹ khỏi phải bắt
chí, vì đầu hai anh em tôi trọc lóc. Mẹ cứ hẳn dành thì giờ để nói chuyện. Tôi
có nhiều chuyện, rất nhiều chuyện, để nói với Mẹ như tôi đã nói với Dì những
lúc hai Dì cháu ngồi bên nhau.
Nhưng
điều đó đã không bao giờ xảy ra ! Mẹ tôi vẫn nằm im lìm. Chỉ có tiếng gió và
tiếng lao xao của cỏ cây. Hai anh em lủi thủi dắt nhau trở về. Tôi buồn và giận
hờn Mẹ tôi lắm. Tôi nghĩ, Mẹ đã không còn thương tôi và chắc chắn là đã quên
tôi rồi !
Sau
những lần lên thăm Mẹ, tôi thường nói với Dì những ý nghĩ của mình và thắc mắc
hỏi Dì tại sao Mẹ tôi lại không hiện về, dù chỉ là một chút, một chút thôi. Dì
không trả lời những thắc mắc của tôi, chỉ ôm tôi vào lòng và khóc. Những lần
như thế, số ổi dành cho tôi lại
nhiều hơn. Sau
này nghĩ lại, tôi thật
thương hại cho tôi ngày ấy và thấy lòng thương cảm của Dì thật thâm trầm
và đầy tâm lý. Ngày đó,thì tôi vui. Bây giờ, tôi cảm thấy bùi ngùi. Chả trách
gì được, cái thời thơ dại, ham ăn...
Qua
hai năm Trung học tôi lại phải chuyển trường lên sống với người anh cả. Anh tôi
đi làm ăn xa và không thể để tôi côi cút một mình. Tôi còn nhớ, buổi trưa hôm
ấy, anh tôi dắt tôi qua từ giã Dì. Chuyện quá đột ngột làm cho Dì tôi ngồi sững
sờ một hồi lâu. Dì ôm tôi thật chặt như sợ rằng tôi sẽ vuột mất. Dì khóc lớn,
không còn giữ gìn che dấu. Người qua đường nhìn ngó. Anh tôi bối rối, ngồi
xuống bên cạnh Dì vỗ về an ủi.
Tôi thì không khóc. Lòng tôi đang nôn nao nghĩ đến chuyến đi
ngày mai. Nghĩ đến những điều mới lạ đang chờ đón tôi. Ở thành phố này, cuộc
sống trải dài theo từng tháng năm đơn điệu và buồn thảm quá. Tôi sợ những con
đường tôi vẫn thường đi qua, thui thủi một mình. Sợ những khung cảnh quen thuộc
cứ hoài nhắc nhớ những hình ảnh, những kỷ niệm không lấy gì làm vui. Nói chung
là tôi đang háo hức muốn được thay đổi một khung cảnh sống khác. Ở tuổi tôi lúc
bấy giờ không rõ nét những ý niệm như thế. Chỉ đơn giản một điều là tôi không
muốn, tôi sợ những năm tháng tôi phải cứ sống hoài với những buồn thảm. Tôi
muốn được theo anh tôi vì tôi quá cô đơn. Ở một phương trời xa lạ nào đó, dầu
sao cũng còn có anh tôi bên cạnh. Nếu tôi khóc vì buồn, vì giận hay vì điều gì
đó thì vẫn còn có người dỗ dành an ủi...
Nhưng khi đứng lên để chuẩn bị theo anh tôi
về, tôi nhìn thấy đôi mắt Dì đỏ hoe, những vết nhăn hằn dấu trên trán, trên má
Dì. Tôi nhìn thấy những trái ổi nằm hỗn độn trong cái trẹt sứt vành, cái ghế
đẩu bóng ngời nước gỗ. Tất cả, đã gợi lại rất nhanh trong tôi những ngày Dì,
cháu còn bên nhau làm cho tôi xúc động, khóc ré lên. Anh tôi giật mình ôm lấy
tôi nhưng tôi chòi tôi đạp tôi vùng vẫy và khóc to hơn nữa. Mấy trái ổi Dì nhét
đầy trong hai túi quần tôi rớt ra vung vãi ngoài lề đường.
Tôi
nhoài người tới và ôm siết lấy Dì tôi....
Tháng Năm, hàng năm, có một ngày
buồn nhất mà vui nhất : ngày của Mẹ.
Với tôi là ngày buồn. Buồn hơn hết những nỗi
buồn khi ( mọi người ) nhớ về Mẹ.
Tôi sinh đúng ba ngày thì Mẹ tôi mất. Tôi mồ
côi từ lúc đó cho tới bây giờ tóc đã muối mặn (chát) tiêu (sắp hết) cay.
Đầu tiên là chưa từng nếm được dòng sữa ngọt
tình mẫu tử của Mẹ.
Rồi sau đó cũng chưa từng bao giờ được sưởi
ấm trong vòng tay của Mẹ.
Chưa từng được Mẹ đánh hằn dấu roi vì hư quá
là hư.
Chưa từng được Mẹ xoa đầu khen vì ngoan quá
là ngoan.
Chưa từng được Mẹ nấu miếng ăn ngon dành cho
con chỉ để được ngồi ngó con ăn ngon lành mà cảm thấy sướng ran lòng dạ.
Còn rất, rất nhiều, những điều “chưa từng” mà trong hơn nửa cuộc đời (
suốt cuộc đời) tôi chưa từng được hưởng.
Phải nói, đó là điều bất hạnh quá lớn lao (
rất là thương cảm ) cho cả một đời người. Nói chi cho lựng nỗi buồn những
tháng, năm ( có dấu phẩy[phết] rõ ràng để phân biệt tháng 5 tháng năm) mồ côi
Mẹ !.
Buồn
rớt mồng tơi.Buồn rơi nước mắt. Buồn thắt cả lòng. Buồn đong cả đấu. Buồn thấu
tâm can. Buồn tràn nước lũ. Buồn đủ nét buồn.
Nói chung, là Buồn.
Buồn quá là buồn. Tháng năm ( có tháng 5 ),
ngày-của-mẹ !….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét