Hòn Chồng Nha Trang 1994
Chuyến bay 20
giờ đêm 06/07/1994 từ phi trường Tân Sơn Nhứt Sài gòn đến San Diego California,
USA khởi đầu cho cuộc hành trình tái sinh.
Ngày đó, Ba không còn trẻ cũng chưa đủ già, dôm dốp, giữa quảng đời người. Anh Hai, chị Ba chỉ vừa chớm lớn. Tư Đào, Út Uyên thì còn quá nhỏ…
Thấm thoát mà đã hai-mươi-năm rồi !.
Giờ ngồi viết câu chuyện ôn-cố-tri-tân, Ba đã về hưu, anh Hai chị Ba đã có cuộc sống riêng tư. Tư Đào, Út Uyên đã trưởng thành. Ông Bà mình nói tre tàn măng mọc…
Gia tài của Ba hiện giờ rất là muôn triệu khó ai bì nhưng mà Ba cứ giú, giú kỹ, không hở cho ai biết. Cứ âm thầm nhẩn nha ngày tháng tiêu pha đời mình trong mớ gia tài đồ sộ cho tới lúc nào đó không còn sức lực để tiêu pha thì Ba gói lại, mang theo.
Ba có đọc đâu đó, qua sách vở từ chương, là khi sinh ra là tay trắng thì lúc ra đi cũng vẫn là trắng tay. Câu này ngẫm ra rất đúng, ngẫm lại thì cũng tùy. Ông Bà mình nói tùy gia phong kiệm…
Với Ba, tay trắng hay trắng tay có gói được mang theo hay không thể gói được mang theo, chẳng là vấn nạn. Chuyện quá bình thường không là bận tâm.
Bởi vì khi dẫn các con qua Miền Đất Hứa trong bóp-tờ-phơi của Ba đâu có xu-teng nào !. Phải nương nhờ trợ cấp hàng tháng nơi mình nương nhờ. Đất nước này đã một thời, vì lý riêng tư lợi nhuận gì đó, đã gián tiếp đẩy Ba vô tù “cải tạo”, nhiều năm. Rồi, cũng chính đất nước này, sau thỏa hiệp gì gì đó thành công, mới dang tay chọn rồi dọn đường nhân đạo cho Ba qua Miền Đất Hứa. Nhưng chỉ hứa thời gian ổn định, còn sau đó thì buộc phải tự hứa với mình. Ông Bà nói giúp lúc ngặt đâu giúp lúc nghèo…
Phải tự mình vươn lên…
Ba tay trắng không chỉ là lúc ra đời mà tay trắng khi đất nước đổi đời. Đổi đời thô bạo tàn nhẫn. Bàng hoàng hụt hẫng tới nỗi phải ‘ mưu sinh thoát hiểm” phải bon chen tập tểnh nghề xây dựng, phải chạy xe thồ, phải đi đào vàng đãi thiếc, phải đi bán cà-rem cho quần không khéo vá hở mông. Bụng không quen tóp đừng mong sống đời.
Miền Đất Hứa rất là công đạo rất đáng nên khâm phục. Không có dành riêng ân huệ nào cho ai cả. Phong thổ lạ. Ngôn ngữ lạ. Đời sống lạ. Phải tự trải qua nhiều nhiêu khê để hòa nhập hội nhập.
Các con bây giờ, qua thời gian, đã lớn khôn rồi
Còn Ba, cóc ngồi đáy giếng, lại dưng không đại ngôn khoe mẻ nói mình đang thụ hưởng gia tài muôn triệu và, đang dần, tiêu pha ngày tháng. Ông Bà nói đại ngôn thì châm chước lộng ngôn thì không tha…
Không đại ngôn đâu không lộng ngôn đâu !.
Tài sản của Ba đâu có tính theo đơn vị tiền (bạc). Chỉ tính theo dòng chảy cuộc đời. Chỉ tính tháng, năm gia đình mình bơ vơ qua Miền Đất Hứa. Hai-mươi-năm lần lựa đã tích lủy cho Ba một gia tài.
Gia tài này, như đã nói, không tính đơn vị tiền, chỉ tính tháng năm các con dành dụm dành cho Ba.
Tháng Năm, lên Chicago dự ngày tốt nghiệp của con dâu rồi quày về cho kịp ngày cô Út tốt nghiệp ở Los Angeles. Sau đó, lại bương chải đường xa lên Arizona dự ngày tốt nghiệp của chú Tư.
Chỉ một tháng Năm mà có ba ngày thu nhập đưa vào quỷ tiết kiệm đời. Số thu này không nhỏ. Bội thu…
Chị Ba tâm sự : "Ba Mẹ nhớ ngày xưa - hai mươi năm trước thì chắc cũng liệt vô ngày xưa được rồi hỉ?- anh Hai chở cả nhà mình trong chiếc Ford- Taurus lên núi Julian ngắm cảnh?. Sáng nay anh Hai chở cả nhà mình qua khu đại vực, dù em Đào đã phải sang xe để đi với gia đình vợ, nhưng cái cảm giác ở-bên-nhau của những thành viên cũ trong gia đình thật ấm áp và đầy đủ. Mình không than nghèo kể khổ nhưng so với 100 đô dắt lưng khi mình đặt chân đến phi trường San Francisco thì bây giờ mình quá đầy đủ, và quá may mắn. Ngoài những ân nhân đã giúp đỡ mình trong những năm tháng qua, anh em con cảm ơn Ba Mẹ đã dùng đôi tay tần tảo của mình và lòng thương con vô hạn để đặt những viên đá đầu tiên để anh em con bước tiếp trên con đường hạnh phúc và thành công của riêng mình. Yên ấm vầy hoài nghe Ba Mẹ."
Hai mươi năm trước…
Gia đình mình, sáu người trên một chiếc xe, lên vùng núi Julian ngắm cảnh. Hai mươi năm cũng đủ gọi là ngày xưa, hình ảnh xưa nhưng thật sự trong hoài niệm vẫn còn như mới đâu đây. Hôm qua, hôm kia, hôm nào đó rất gần!. Xe ngừng lại ở đầu con dốc cao để cả nhà cùng ngắm cảnh. Trời gió và lạnh, Ba còn nhớ, như in…
Đâu chỉ một lần, nhiều lần, gia đình mình cùng chung một chiếc xe đi đây đó. Chặng đường đời dài đã chia nhau nhiều kỷ niệm đi-đâu-cũng-có-bên nhau, không rời.
Kỷ niệm, chính kỷ niệm, là chất keo gắn bó từng thành viên trong gia đình.
Khi các con còn nhắc nhớ đến những năm, tháng cơ cực đói nghèo ở miền quê khổ quanh năm suốt tháng áo rách vá đùm vá đụp cơm độn sắn khoai với đậu-phụng-kho-queo, mắm-kho-quẹt dưới căn nhà mái dọi vách thưa…
... “ Gia đình mình đã quây quần bên nhau từ nhửng ngày tháng khổ, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt của Đời. Các con cứ theo dòng chảy thời gian mà lớn lên. Dù trong cảnh cơ hàn nhưng cứ đầy ắp và giàu có những tình cảm dành dụm cho nhau từ miếng cơm manh áo, từ tiếng nói giọng cười cho cả những khi buồn và cả những lúc vui. Làm sao có thể quên những chiều đạp xe trở về sau một ngày mệt mỏi vì công việc, các con đã mừng vui tíu tít đón Ba từ ngoài cổng nhà. Bữa cơm chiều đạm bạc với những câu chuyện kể trong ngày đã làm ấm lên không khí gia đình. Chỉ là những bữa cơm vỏn vẹn có mắm-kho-quẹt hay đậu-phụng-kho-keo vậy mà cứ vui, cứ đầm ấm, cứ đầy thi vị…”
(Trích : Nhật Thi, thơ,1981-1994)
Năm, tháng quê nhà đã làm nên kỷ niệm để các con mang theo rồi vẫn nhắc nhớ lại hoài khi qua vùng quê mới.
Tới vùng quê mới này, như chị Ba kể : “… với 100 đô dắt lưng khi mình đặt chân đến phi trường San Francisco…” vậy là gia đình mình buộc vào thế triệt domino, phải làm lại từ đầu.
Để khởi từ một vùng đất lạ người, lạ tiếng nói, lạ thổ ngơi phong tục thật là không phải dễ dàng !. Vạn sự khởi đầu nan…
Ở trang viết này Ba không lý tới chuyện thành bại cuộc sống bởi Ba qua tới đây đã sồn sồn dốp dốp thuộc lớp trâu già móm mém sắp nằm (nghỉ) chơi, nhai cỏ. Đâu còn ganh đua gì, chỉ cầu đi cày qua bữa qua ngày mớm hơi tiếp sức cho các con nối tiếp chặng đường dài, rất dài.
Ba chỉ nói chuyện gia đình Trần.
Ngày bơ vơ qua đây chỉ là gia đình. Giờ thì đã là đại gia đình.
Ba giờ là đại gia.
Riêng nói về chuyện tình cảm thì Miền Đất Mới tưởng êm đềm mà thật ra là đầy sóng to gió lớn làm nên nhiều cơn bão tình tan nát…trái tim. Ông bà xưa nói phú quý sinh lễ nghĩa nhưng cũng tùy nơi tùy chốn. Nơi chốn này phú quý thì có thể và có nhưng lễ nghĩa thì cũng cần soi rọi lại. Có tiền mua một cái giường King (hay Queen size) nhưng không mua được một giấc ngủ đầy. Có thể mua được một ngôi nhà to (thậm chí là biệt thự) nhưng không được một mái ấm gia đình.
Thảm cảnh gia đình là vấn nạn hàng đầu. Đi xa đi sâu về vấn nạn này xin nhường lại cho mấy tay viết chuyên đề. Ba chỉ làm Thơ (tình) viết văn ( hoài niệm ngày xưa). Chạm vô đề tài này e dị ứng, mất hứng thơ văn.
Chỉ thấy thương mà không muốn viết về hoàn cảnh mấy thằng bạn hồi còn đi ở tù “ cải tạo ” vợ thăm nuôi từng bao thuốc rê từng “gô” bắp lớ nay qua đây một thời gian rồi ly dị (là quyết định xa nhau không thèm thăm(hỏi)nuôi nhau ). Con cái rồi sẽ đi đâu về đâu trong hoàn cảnh tan đàn xẻ nghé !.
Chuyện người, ai biết. Có những lý do thầm kín riêng tư xâm phạm quyền riêng tư, ở xứ này, là không nên !.
Thôi, đừng dông dài. Trở lại chuyện Trần gia.
Hai mươi năm trước : gia đình Trần.
Hai mươi năm sau : đại gia đình Trần.
Xưa : 6
Nay : 14 (còn thêm)
Hồi xưa Ba mới tiểu gia
Bây giờ phát đạt đã là đại gia
Cám ơn các con đã thầm dặn nhau là hết sức gìn giữ tình cảm gia đình một bước không đi một li không rời.
Hai mươi năm qua, một chặng đường đời không dài nhưng không là ngắn, anh Hai Chị Ba dù đã ra riêng nhưng vẫn hết sức chọn lựa hoàn cảnh, điều kiện để được ở gần Ba Mẹ. Chú Tư cô Út cũng theo gương anh chị để mong được ở gần Ba Mẹ , nơi làm việc sau khi tốt nghiệp cũng gần. Mổi cuối tuần các con các cháu về xum họp quây quần để đã thèm món quê hương bún-bò-huế-mì-quảng-cơm-hến-phở-tái-bò-viên-bánh-xèo-rau-sống…Là Mẹ làm. Ba chỉ ngồi làm thinh làm Thơ…
Hóa ra kỷ niệm ngày xưa đó cứ theo các con trên suốt chặng đường đời để các con biết trân trọng tình cảm gia đình. Ba đâu có nghĩ là các con đã gìn giữ cất giú lâu như vậy !
Nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, là Ba đã có một gia tài lớn, quá lớn tới choáng ngợp.
Một mai Ba có đi xa Ba vẫn còn mang theo được. Mang được mà !.
Bởi gia tài của Ba đâu phải là tiền(bạc) của cải tích lủy từ đường trần nhọc nhằn trải qua.
Gia tài của Ba là khi xuôi tay nhắm mắt mang theo là giữ được hình ảnh các con suốt chặng đường đời vẫn ở cận kề bên Ba Mẹ. Vẫn tình cảm anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau…
Hiên Trăng, cuối tháng 5/2014
Ngày đó, Ba không còn trẻ cũng chưa đủ già, dôm dốp, giữa quảng đời người. Anh Hai, chị Ba chỉ vừa chớm lớn. Tư Đào, Út Uyên thì còn quá nhỏ…
Thấm thoát mà đã hai-mươi-năm rồi !.
Giờ ngồi viết câu chuyện ôn-cố-tri-tân, Ba đã về hưu, anh Hai chị Ba đã có cuộc sống riêng tư. Tư Đào, Út Uyên đã trưởng thành. Ông Bà mình nói tre tàn măng mọc…
Gia tài của Ba hiện giờ rất là muôn triệu khó ai bì nhưng mà Ba cứ giú, giú kỹ, không hở cho ai biết. Cứ âm thầm nhẩn nha ngày tháng tiêu pha đời mình trong mớ gia tài đồ sộ cho tới lúc nào đó không còn sức lực để tiêu pha thì Ba gói lại, mang theo.
Ba có đọc đâu đó, qua sách vở từ chương, là khi sinh ra là tay trắng thì lúc ra đi cũng vẫn là trắng tay. Câu này ngẫm ra rất đúng, ngẫm lại thì cũng tùy. Ông Bà mình nói tùy gia phong kiệm…
Với Ba, tay trắng hay trắng tay có gói được mang theo hay không thể gói được mang theo, chẳng là vấn nạn. Chuyện quá bình thường không là bận tâm.
Bởi vì khi dẫn các con qua Miền Đất Hứa trong bóp-tờ-phơi của Ba đâu có xu-teng nào !. Phải nương nhờ trợ cấp hàng tháng nơi mình nương nhờ. Đất nước này đã một thời, vì lý riêng tư lợi nhuận gì đó, đã gián tiếp đẩy Ba vô tù “cải tạo”, nhiều năm. Rồi, cũng chính đất nước này, sau thỏa hiệp gì gì đó thành công, mới dang tay chọn rồi dọn đường nhân đạo cho Ba qua Miền Đất Hứa. Nhưng chỉ hứa thời gian ổn định, còn sau đó thì buộc phải tự hứa với mình. Ông Bà nói giúp lúc ngặt đâu giúp lúc nghèo…
Phải tự mình vươn lên…
Ba tay trắng không chỉ là lúc ra đời mà tay trắng khi đất nước đổi đời. Đổi đời thô bạo tàn nhẫn. Bàng hoàng hụt hẫng tới nỗi phải ‘ mưu sinh thoát hiểm” phải bon chen tập tểnh nghề xây dựng, phải chạy xe thồ, phải đi đào vàng đãi thiếc, phải đi bán cà-rem cho quần không khéo vá hở mông. Bụng không quen tóp đừng mong sống đời.
Miền Đất Hứa rất là công đạo rất đáng nên khâm phục. Không có dành riêng ân huệ nào cho ai cả. Phong thổ lạ. Ngôn ngữ lạ. Đời sống lạ. Phải tự trải qua nhiều nhiêu khê để hòa nhập hội nhập.
Các con bây giờ, qua thời gian, đã lớn khôn rồi
Còn Ba, cóc ngồi đáy giếng, lại dưng không đại ngôn khoe mẻ nói mình đang thụ hưởng gia tài muôn triệu và, đang dần, tiêu pha ngày tháng. Ông Bà nói đại ngôn thì châm chước lộng ngôn thì không tha…
Không đại ngôn đâu không lộng ngôn đâu !.
Tài sản của Ba đâu có tính theo đơn vị tiền (bạc). Chỉ tính theo dòng chảy cuộc đời. Chỉ tính tháng, năm gia đình mình bơ vơ qua Miền Đất Hứa. Hai-mươi-năm lần lựa đã tích lủy cho Ba một gia tài.
Gia tài này, như đã nói, không tính đơn vị tiền, chỉ tính tháng năm các con dành dụm dành cho Ba.
Tháng Năm, lên Chicago dự ngày tốt nghiệp của con dâu rồi quày về cho kịp ngày cô Út tốt nghiệp ở Los Angeles. Sau đó, lại bương chải đường xa lên Arizona dự ngày tốt nghiệp của chú Tư.
Chỉ một tháng Năm mà có ba ngày thu nhập đưa vào quỷ tiết kiệm đời. Số thu này không nhỏ. Bội thu…
Chị Ba tâm sự : "Ba Mẹ nhớ ngày xưa - hai mươi năm trước thì chắc cũng liệt vô ngày xưa được rồi hỉ?- anh Hai chở cả nhà mình trong chiếc Ford- Taurus lên núi Julian ngắm cảnh?. Sáng nay anh Hai chở cả nhà mình qua khu đại vực, dù em Đào đã phải sang xe để đi với gia đình vợ, nhưng cái cảm giác ở-bên-nhau của những thành viên cũ trong gia đình thật ấm áp và đầy đủ. Mình không than nghèo kể khổ nhưng so với 100 đô dắt lưng khi mình đặt chân đến phi trường San Francisco thì bây giờ mình quá đầy đủ, và quá may mắn. Ngoài những ân nhân đã giúp đỡ mình trong những năm tháng qua, anh em con cảm ơn Ba Mẹ đã dùng đôi tay tần tảo của mình và lòng thương con vô hạn để đặt những viên đá đầu tiên để anh em con bước tiếp trên con đường hạnh phúc và thành công của riêng mình. Yên ấm vầy hoài nghe Ba Mẹ."
Hai mươi năm trước…
Gia đình mình, sáu người trên một chiếc xe, lên vùng núi Julian ngắm cảnh. Hai mươi năm cũng đủ gọi là ngày xưa, hình ảnh xưa nhưng thật sự trong hoài niệm vẫn còn như mới đâu đây. Hôm qua, hôm kia, hôm nào đó rất gần!. Xe ngừng lại ở đầu con dốc cao để cả nhà cùng ngắm cảnh. Trời gió và lạnh, Ba còn nhớ, như in…
Đâu chỉ một lần, nhiều lần, gia đình mình cùng chung một chiếc xe đi đây đó. Chặng đường đời dài đã chia nhau nhiều kỷ niệm đi-đâu-cũng-có-bên nhau, không rời.
Kỷ niệm, chính kỷ niệm, là chất keo gắn bó từng thành viên trong gia đình.
Khi các con còn nhắc nhớ đến những năm, tháng cơ cực đói nghèo ở miền quê khổ quanh năm suốt tháng áo rách vá đùm vá đụp cơm độn sắn khoai với đậu-phụng-kho-queo, mắm-kho-quẹt dưới căn nhà mái dọi vách thưa…
... “ Gia đình mình đã quây quần bên nhau từ nhửng ngày tháng khổ, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt của Đời. Các con cứ theo dòng chảy thời gian mà lớn lên. Dù trong cảnh cơ hàn nhưng cứ đầy ắp và giàu có những tình cảm dành dụm cho nhau từ miếng cơm manh áo, từ tiếng nói giọng cười cho cả những khi buồn và cả những lúc vui. Làm sao có thể quên những chiều đạp xe trở về sau một ngày mệt mỏi vì công việc, các con đã mừng vui tíu tít đón Ba từ ngoài cổng nhà. Bữa cơm chiều đạm bạc với những câu chuyện kể trong ngày đã làm ấm lên không khí gia đình. Chỉ là những bữa cơm vỏn vẹn có mắm-kho-quẹt hay đậu-phụng-kho-keo vậy mà cứ vui, cứ đầm ấm, cứ đầy thi vị…”
(Trích : Nhật Thi, thơ,1981-1994)
Năm, tháng quê nhà đã làm nên kỷ niệm để các con mang theo rồi vẫn nhắc nhớ lại hoài khi qua vùng quê mới.
Tới vùng quê mới này, như chị Ba kể : “… với 100 đô dắt lưng khi mình đặt chân đến phi trường San Francisco…” vậy là gia đình mình buộc vào thế triệt domino, phải làm lại từ đầu.
Để khởi từ một vùng đất lạ người, lạ tiếng nói, lạ thổ ngơi phong tục thật là không phải dễ dàng !. Vạn sự khởi đầu nan…
Ở trang viết này Ba không lý tới chuyện thành bại cuộc sống bởi Ba qua tới đây đã sồn sồn dốp dốp thuộc lớp trâu già móm mém sắp nằm (nghỉ) chơi, nhai cỏ. Đâu còn ganh đua gì, chỉ cầu đi cày qua bữa qua ngày mớm hơi tiếp sức cho các con nối tiếp chặng đường dài, rất dài.
Ba chỉ nói chuyện gia đình Trần.
Ngày bơ vơ qua đây chỉ là gia đình. Giờ thì đã là đại gia đình.
Ba giờ là đại gia.
Riêng nói về chuyện tình cảm thì Miền Đất Mới tưởng êm đềm mà thật ra là đầy sóng to gió lớn làm nên nhiều cơn bão tình tan nát…trái tim. Ông bà xưa nói phú quý sinh lễ nghĩa nhưng cũng tùy nơi tùy chốn. Nơi chốn này phú quý thì có thể và có nhưng lễ nghĩa thì cũng cần soi rọi lại. Có tiền mua một cái giường King (hay Queen size) nhưng không mua được một giấc ngủ đầy. Có thể mua được một ngôi nhà to (thậm chí là biệt thự) nhưng không được một mái ấm gia đình.
Thảm cảnh gia đình là vấn nạn hàng đầu. Đi xa đi sâu về vấn nạn này xin nhường lại cho mấy tay viết chuyên đề. Ba chỉ làm Thơ (tình) viết văn ( hoài niệm ngày xưa). Chạm vô đề tài này e dị ứng, mất hứng thơ văn.
Chỉ thấy thương mà không muốn viết về hoàn cảnh mấy thằng bạn hồi còn đi ở tù “ cải tạo ” vợ thăm nuôi từng bao thuốc rê từng “gô” bắp lớ nay qua đây một thời gian rồi ly dị (là quyết định xa nhau không thèm thăm(hỏi)nuôi nhau ). Con cái rồi sẽ đi đâu về đâu trong hoàn cảnh tan đàn xẻ nghé !.
Chuyện người, ai biết. Có những lý do thầm kín riêng tư xâm phạm quyền riêng tư, ở xứ này, là không nên !.
Thôi, đừng dông dài. Trở lại chuyện Trần gia.
Hai mươi năm trước : gia đình Trần.
Hai mươi năm sau : đại gia đình Trần.
Xưa : 6
Nay : 14 (còn thêm)
Hồi xưa Ba mới tiểu gia
Bây giờ phát đạt đã là đại gia
Cám ơn các con đã thầm dặn nhau là hết sức gìn giữ tình cảm gia đình một bước không đi một li không rời.
Hai mươi năm qua, một chặng đường đời không dài nhưng không là ngắn, anh Hai Chị Ba dù đã ra riêng nhưng vẫn hết sức chọn lựa hoàn cảnh, điều kiện để được ở gần Ba Mẹ. Chú Tư cô Út cũng theo gương anh chị để mong được ở gần Ba Mẹ , nơi làm việc sau khi tốt nghiệp cũng gần. Mổi cuối tuần các con các cháu về xum họp quây quần để đã thèm món quê hương bún-bò-huế-mì-quảng-cơm-hến-phở-tái-bò-viên-bánh-xèo-rau-sống…Là Mẹ làm. Ba chỉ ngồi làm thinh làm Thơ…
Hóa ra kỷ niệm ngày xưa đó cứ theo các con trên suốt chặng đường đời để các con biết trân trọng tình cảm gia đình. Ba đâu có nghĩ là các con đã gìn giữ cất giú lâu như vậy !
Nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, là Ba đã có một gia tài lớn, quá lớn tới choáng ngợp.
Một mai Ba có đi xa Ba vẫn còn mang theo được. Mang được mà !.
Bởi gia tài của Ba đâu phải là tiền(bạc) của cải tích lủy từ đường trần nhọc nhằn trải qua.
Gia tài của Ba là khi xuôi tay nhắm mắt mang theo là giữ được hình ảnh các con suốt chặng đường đời vẫn ở cận kề bên Ba Mẹ. Vẫn tình cảm anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau…
Hiên Trăng, cuối tháng 5/2014